Hỏi và Ngã vần R

Hỏi và Ngã vần R

Gửi bàigửi bởi tranchau

- R -


Rả -- cười ra rả, rả rich, mưa rỉ rả.

Rã --rời nhau ra, mỏi mệt rã bèn, rã bọt mép, rã đám, rã hùn, rã rời, rã sòng, rã thây, tan rã, mỏi rã chân, kêu rã họng, đói rã ruột, rã rượi, ròng rã, rộn rã.

Rải --phân ra nhiều nơi rải của, rải rác, rải truyền đơn.

Rãi chậm rãi, chẫm rãi, rộng rãi, rỗi rãi.

Rảy --vung tóe ra rảy mực, rảy nước, búng rảy, phủi rảy.

Rẩy run rẩy

Rẫy --đất trồng tỉa rẫy bái, đất rẫy, làm rẫy, ruộng rẫy; --bỏ rẫy vợ, rẫy chồng, ruồng rẫy, phụ rẫy.

Rảng --lớn tiếng rang rảng, rổn rảng; --bớt, giảm lần mây rảng, mưa đã rảng.

Rảnh --ở không rảnh mắt, rảnh nợ, rảnh rang, rảnh rỗi, rảnh tay, rảnh việc, rảnh trí, giờ rảnh.

Rãnh --đường thoát nước mương rãnh, cống rãnh đào rãnh, khai rãnh.

Rảo --bước mau rảo bước, rảo phố, rảo quanh, chạy rảo.

Rẩm rên rẩm.

Rẫm lẫm rẫm, rà rẫm, rờ rẫm.

Rẻ --không đắt tiền rẻ mạt, rẻ rề, rẻ thúi, bán rẻ, của rẻ, giá rẻ; --khinh khi coi rẻ, khinh rẻ, rẻ rúng, chim rẻ quạt.

Rẽ --chia, tách ra rẽ duyên, rẽ đường ngôi, rẽ ròi, rẽ thúy chia uyên, chia rẽ, con đường rẽ, rành rẽ, riêng rẽ, cái rỏ rẽ, tàu rẽ sóng, rẽ tay trái.

Rể --chồng con gái mình con rể, cô dâu chú rể, chàng rể, kén rể, làm rể, ở rể, phù rể.

Rễ --rễ cây rễ cái, rễ con, rễ chùm, bén rễ, cội rễ, đâm rễ, gốc rễ, mọc rễ.

Rểu --qua lại chạy rểu, đi rểu, thưa rểu, rểu qua rểu lại.

Rỉ mưa rỉ rả, chảy ri rỉ, rỉ hơi, rên rỉ, rỉ tai, rủ rỉ, sắt rỉ.

Rĩ rầu rĩ, rền rĩ, rầm rĩ.

Rỉa --rứt từng miếng rỉa ráy, rỉa rói, rúc rỉa, cá rỉa mồi, chim rỉa lông.

Rỉnh -- bụng binh rỉnh.

Rỏ -- thèm rỏ dãi, cái rỏ rẽ (róc rách).

Rõ --minh bạch, tỏ rõ ràng, rõ rệt, tỏ rõ, hiểu rõ, nghe rõ, thấy rõ, rõ khéo, hai năm rõ mười.

Rỏi -- rắn rỏi.

Rõi -- rõi bước.

Rỏm -- cỏm rỏm.

Rỏn --đi rình đi rỏn, tuần rỏn.

Rỗng --không có ruột rỗng không, rỗng ruột, rỗng tuếch, trống rỗng, thùng rỗng kêu to.

Rổ -- rổ may, rổ quảu, rổ rá, rổ xúc, cải rổ, chơi bóng rổ, thúng rổ.

Rỗ -- lỗ thẹo mặt rỗ chằng, rỗ hoa mè, gót rỗ.

Rổi -- đi rổi, ghe rổi, phường rổi.

Rỗi --ít việc phải làm rỗi hơi, rỗi rãi, nhàn rỗi, rảnh rỗi, ngồi rỗi; --xin cho khỏi tội rỗi tội, rỗi xin, cứu rỗi, tâu rỗi, tiêu rỗi.

Rổn --tiếng khua chén dĩa khua rổn rảng, ăn nói rổn rảng.

Rỡ -- rỡ danh, rỡ mặt rỡ mày, rỡ ràng, càn rỡ, mừng rỡ, rạng rỡ, rực rỡ, sáng rỡ.

Rởm --lố lăng ăn mặc rởm, hàng rởm, đài các rởm, bọn rởm đời, tính rởm, trò rởm.

Rởn -- sợ rởn tóc gáy, rởn gai ốc.

Rỡn --không nghiêm nói cà rỡn, chơi cà rỡn.

Rủ --bảo theo rủ nhau, rủ ren, rủ rê, rủ rỉ, quyến rủ [xem GHI CHÚ 1].

Rũ --lả xuống vì kiệt sức rũ rượi, rũ liệt, cú rũ, ủ rũ, già rũ, héo rũ, tù rũ xương; -- rung cho sạch (Dũ) rũ sạch lo âu, rũ sạch nợ đời.

Rủa --câu chửi trù chửi rủa, nguyền rủa, rủa độc, rủa thầm, rủa sả.

Rủi --không may rủi ro, rủi tay, gặp rủi, may rủi, phận rủi, cuộc đời dun rủi, may ít rủi nhiều, một may một rủi.

Ruổi -- ruổi ngựa đuổi theo, ruổi mau, giong ruổi.

Rủn --mềm, hết hăng rủn chí, sợ rủn người, bủn rủn, mềm rủn.

Ruỗng --rỗng bên trong ruỗng nát, đục ruỗng, ruỗng xương, mọt ăn ruỗng gổ.

Rửa --làm cho sạch rửa hận, rửa hờn, rửa hình, rửa mặt, rửa ráy, rửa tay, gột rửa, phép rửa tội, tắm rửa.

Rữa --rã, vữa, tàn héo chín rữa, thúi rữa, úa rữa, hoa tàn nhụy rữa.

Rưởi --phân nửa của đơn vị trăm rưởi, ngàn rưởi, cân rưởi, chỉ rưởi, ngày rưởi, giờ rưởi, thước rưởi, chục rưởi, triệu rưởi [xem GHI CHÚ 2 về chữ Rưởi].

----*****------


GHI CHÚ 1:

Chữ rủ trong quyến rủ viết dấu hỏi, vì chữ rủ nầy có nghĩa rủ rê, rủ ren, dụ dỗ đến với mình. Chữ rũ dấu ngã có nghĩa rũ rượi, mệt mỏi, kiệt sức, không đúng theo nghĩa dụ dỗ, rủ ren của quyến rủ. (Đ-s-T)

GHI CHÚ 2 - VỀ CHỮ "RƯỞI"

Việt Nam Tự Điển (Lê văn Đức), quyển Hạ, trang 1258, ghi:

* RƯỞI phân nửa của số trăm, số ngàn sắp lên (muôn rưởi, ngàn rưởi, triệu rưởi)

* RƯỠI nửa phần của một số dưới số trăm, hay của một đơn vị có kể tên (cắc rưỡi, cân rưỡi, chỉ rưỡi)

Việt Ngữ Chánh Tả Tự Vị (Lê ngọc Trụ), trang 385 ghi:

* RƯỞI phân nửa, số trên một trăm (ngàn rưởi, trăm rưởi, thiên rưởi)

* RƯỠI (dùng với danh từ) nửa phần (cắc rưỡi, cân rưỡi, chục rưỡi, đồng rưỡi)

Việt Nam Tự Điển Hội Khai Trí Tiến Đức, trang 477 ghi:

*RƯỞI nửa, rưởi (trăm rưởi, nghìn rưởi)

*RƯỠI phần nửa (một đồng rưỡi, một ngày rưỡi)

Từ Điển Tiếng Việt ( Hoàng Phê, Viện Ngôn Ngữ, Hà Nội 1994), trang 811 ghi:

* RƯỞI như RƯỠI (nhưng thường chỉ dùng sau số đơn vị từ hàng trăm trở lên): Vạn rưởi.

* RƯỠI một nửa của đơn vị: Một đồng rưỡi. Hai tháng rưỡi. Năm trăm rưỡi. Tăng gấp rưỡi (tăng 50%)

Cả bốn quyển đều không giải thích vì sao khi số lượng đơn vị TRÊN MỘT TRĂM thì viết dấu HỎI, và DƯỚI MỘT TRĂM thì viết dấu NGÃ.

Theo thiển ý của chúng tôi thì Rưởi có nghĩa là THÊM PHÂN NỬA CỦA ĐƠN VỊ vào số lượng đơn vị đang có.

Ví dụ nói:

2 Ngàn rưởi, là 2 Ngàn + Nửa Ngàn.
3 Chỉ rưởi, là Ba Chỉ + Nửa Chỉ.
5 Ngày rưởi, là 5 Ngày + Nửa Ngày.
1 triệu rưởi, là 1 triệu + Nửa triệu.

Như vậy thì Rưởi của Một Triệu, hay của Một Ngày, của Một Chỉ, hay của Một trăm, Một Ngàn, đều mang một nghĩa duy nhất là phân nửa của đơn vị ấy được thêm vào số lượng đơn vị đang có.

Tỷ lệ của Rưởi đối với Đơn vị luôn luôn là NỬA PHẦN của đơn vị dù đơn vị đó là Một chỉ, Một ngày, Một cân, Một trăm, Một ngàn, hay Một triệu, thì Rưởi vẫn là nửa phần của đơn-vị ấy. Từ đó ta có thể nói:

1. Định nghĩa của Rưởi là: NỬA PHẦN CỦA ĐƠN-VỊ, được THÊM VÀO số ĐƠN-VỊ NGUYÊN đang có.

2. Tỷ Lệ 50% giữa Rưởi và Đơn vị luôn luôn KHÔNG THAY ĐỔI.

Nói theo Toán học, thì ĐƠN VỊ Chục, Trăm, Ngàn, Muôn, Triệu, Cân, Chỉ, Ngày, đều là 1/1. Và Rưởi của Cân, của Chỉ, của Ngày, của Chục, của Trăm, của Triệu, lúc nào cũng là nửa phần, tức là 50% của đơn vị ấy.

Vậy, khi mà trong mọi trường hợp, Định Nghĩa của Rưởi và Tỷ Lệ giữa Rưởi với Đơn vị không thay đổi, chúng tôi không thấy lý do tại sao lại THAY ĐỔI DẤU chữ Rưởi chỉ vì Đơn vị đứng trước chữ Rưởi ấy có tên gọi khác nhau (tên đơn vị lớn hơn Trăm hay khác hơn Trăm thì viết Hỏi, nhỏ hơn Trăm hay khác hơn Trăm thì viết Ngã?!)

Ngoài ra, theo Luật Hỏi Ngã thì Rưởi là Tiếng Nôm có Gốc Hán là chữ BÁN. Chữ Hán BÁN có nghĩa là Phân nửa. Thí dụ:

Ba ngày rưởi, chữ Hán nói: Tam nhật bán.
Năm giờ rưởi, nói: Ngũ điểm bán.
Hai chỉ rưởi, nói: Nhị tiền bán.
Bốn lượng rưởi, nói: Tứ lượng bán.
Sáu cân rưởi, nói: Lục cân bán.

Cũng theo luật Hỏi Ngã, tiếng Nôm có gốc chữ Hán phải tùy Thinh của chữ Hán gốc mà bỏ dấu. Chữ Hán "BÁN" thuộc Thanh Thinh (Bổng) thì tiếng nôm RƯỞI phải viết dấu Hỏi.

Còn như không muốn nhận Rưởi là có Gốc Hán, thì phải nhận Rưởi là TIẾNG NÔM LÕI, có gốc là chữ "NỬA" (Nửa phần). Theo Luật Hỏi Ngã cho Tiếng Nôm Lõi thì tiếng Rưởi cũng phải tùy Thinh của tiếng gốc là chữ NỬA mà viết dấu. Thinh của NỬA là Thanh Thinh (Bổng), thì RƯỞI phải viết dấu Hỏi.

Vì các lẽ trên, chúng tôi thiển nghĩ nên viết chữ Rưởi với dấu Hỏi trong mọi trường hợp, cho nên trong sách này chúng tôi không có ghi chữ Rưởi với dấu Ngã.

Chúng tôi xin trình bày ra đây để rộng đường dư luận và xin sẵn sàng đón nhận mọi điều chỉ giáo của quý vị độc giả uyên bác [Đ.s.T.].

Hình ảnh
Hình đại diện của thành viên
tranchau
Administrateur du site
 
Bài viết: 8086
Ngày tham gia: 10 Tháng 5 2010

Quay về Thơ Văn - Việt Ngữ

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.3 khách.


free counters F9: Đổi kiểu gõ | F12: Tắt mở bộ gõ
Tắt  Tự động  Telex  VNI  VIQR