Học Bơi Lội

Học Bơi Lội

Gửi bàigửi bởi tranchau

Nâng cao sức khỏe bằng bơi lội

Mùa hè đi bơi là một thú vui, có sức cuốn hút mọi người. Nó là môn thể thao tăng cường sức khỏe rất có hiệu quả. Có thể coi như thực hiện một “thủy liệu pháp” (dùng nước chữa bệnh) và tập thể dục nhịp điệu trong nước. Môn thể thao bơi lội đã được nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới đánh giá cao về khả năng phòng, chống một số bệnh tật, rèn luyện cơ bắp và nội tạng tạo cho con người có một cơ thể khỏe mạnh và thân hình cân đối. Khi bơi lội người ta ngâm mình trong nước, chịu ảnh hưởng tổng hợp của nhiều yếu tố: tia bức xạ mặt trời, nhiệt độ và độ ẩm của không khí, gió và sự chà xát của nước lên da. Sức nóng của ánh nắng trên mặt nước và độ mát của nước luân phiên nhau tác dụng trực tiếp lên da kích thích thần kinh và các chức phận trong cơ thể. Các đầu mút dây thần kinh được kích thích tác động tới vỏ não gây ra hưng phấn toàn thân, tinh thần sảng khoái, trí óc minh mẫn. Mặt khác trong khi bơi lội phải vận động toàn bộ hệ thống cơ bắp, giúp cho các cơ bắp dẻo dai săn chắc, ngực nở nang, các đốt xương sống chun giãn tốt, cột sống tăng tính đàn hồi linh hoạt... giúp cho cơ thể khỏe mạnh, tăng cường sức chống đỡ, tăng tính thích nghi với mọi sự thay đổi của thời tiết và hoàn cảnh sống.

Các chuyên gia về sức khỏe còn cho rằng bơi lội có thể chữa được một số bệnh: bơi lội đều đặn làm cho các khớp hoạt động tốt hơn, có tác dụng trong chữa bệnh viêm khớp mạn tính. Đặc biệt người cao tuổi hay bị đau lưng thì bơi lội là phương pháp lý tưởng để giảm đau. Bơi lội làm tăng dung tích sống của phổi khá rõ rệt. Dung tích sống của phổi nhiều vận động viên bơi lội tăng hơn bình thường từ 1,5-2 lít. Dung tích sống của phổi càng cao, khả năng bền bỉ trong lao động, vận động càng nhiều, tạo điều kiện thuận lợi cho hô hấp và làm giảm các cơn hen, nhất là đối với người nghiện thuốc lá. Bơi lội cũng là phương pháp tốt để điều hòa huyết áp, tuần hoàn máu tốt hơn. Theo bác sĩ Jousselin, Giám đốc Viện nghiên cứu Quốc gia về thể dục thể thao (Pháp) thì khi cơ thể nằm thẳng dưới nước sẽ làm cho máu từ chân về tim, não tốt hơn. Chính vì thế mà mùa hè đi bơi sẽ tránh được các bệnh tim mạch. Còn bác sĩ De Montherla thì cho hay: Về mùa hè số người đi bơi tăng, thì số người khám hoặc cấp cứu vì bệnh tim mạch giảm hẳn đi.

Tuy nhiên, với một số trường hợp bệnh nặng, cần phải được khám bệnh và có sự theo dõi, hướng dẫn chu đáo của thầy thuốc trước khi luyện tập bằng bơi lội.

Để việc bơi lội có hiệu quả chữa bệnh và củng cố sức khỏe, tập luyện phải thường xuyên, liên tục, ít nhất là 3 buổi/tuần. Cần lượng sức mình, không nôn nóng, nâng dần thời gian mỗi buổi tập cho phù hợp với sức khỏe.

BS. Vũ Định





Học Bơi Lội

Nhập môn bơi lội

Làm quen với nước

Trước khi tập, bạn nên nhảy dây, khởi động bằng những động tác làm mềm dẻo các khớp xương, các cơ bắp hoặc chạy vài vòng làm nóng cơ thể (không nên chạy vòng quanh bể bơi vì ở đó rất trơn và dễ làm cho bạn bị ngã). Sau đó, bạn tắm rửa và bước xuống bể theo hình chỉ dẫn sau:

I. Cách xuống và lên bể bơi:
1. Cách xuống bằng tay nắm:

Hình ảnh

2. Cách xuống và lên bằng thang:

Hình ảnh

3. Cách xuống bể và lên bờ khi bề không có cầu thang hay tay nắm:
a) Cách xuống:

Hình ảnh

b) Cách lên:

Hình ảnh

II. Tập nín thở lâu dưới mặt nước:
Động tác này rất quan trọng, bởi vì, nếu người học bơi không biết nín thở và nằm ngang trên nước và lướt nước thì không thể tập bơi được. Hãy tập nín thở dưới nước (càng lâu càng tốt), nín thở ít nhất từ 10-20 giây trở lên (nhẩm đếm). Nắm thành bể, hít thật sâu, ngồi xuống, đầu chìm trong nước, nín thở càng lâu càng tốt.

III. Tập hít, thở dưới nước:

Cách hít thở khi bơi khác với trên bờ. Bạn cần phải tập nhiều lần cho quen.
1. Nắm thành bể hoặc chống gối, gập người lại, mặt úp xuống nước “thổi” hết không khí, tống hơi ra thành những bọt khí trong nước (thở ra). Sau đó, bạn hãy ngẩng đầu lên hay nghiêng đầu qua một bên há miệng (hít vào) bằng miệng và mũi (chủ yếu bằng miệng, vì tránh không cho nước vào mũi).
2. Nắm thành bể, hụp lên hụp xuống nhiều lần, liên tục (hụp xuống thổi bong bóng ra, trồi lên há miệng hít hơi vào).

IV. Tập nổi người:
1. Mực nước ngang bụng, hít vào thật sâu rồi nín thở, ngồi xuống ôm gối, khoanh tròn như quả trứng. Lúc đầu người sẽ chìm, nhưng từ từ thân người sẽ nổi hẳn lên.

Hình ảnh

2. Khi người nổi hẳn lên, bạn duổi tay và chân thẳng ra như tấm ván. Và khi nào hết hơi, bạn co chân lại, đứng lên.

Hình ảnh

V. Lướt nước:
Đây là động tác rất quan trọng. Thực hiện được động tác này thì việc học bơi thật dễ dàng và nắm chắc thành công.

Hình ảnh

1. Mực nước sâu ngang bụng hay ngực:
- Tựa lựng vào thành bể, hít hơi vào, nín thở.
- Hãy duỗi thắng tay về phía trước.
- Hai tay khép sát 2 bên tai, thu nhỏ 2 vai tạo thành mũi nhọn (ít bị cản nước)

2. Mặt úp xuống nước:
- Người hơi nghiêng về phía trước.
- Đưa mông lên cao, co 2 chân lên cao.

3. Đạp mạnh vào thành bể. Phóng mình về phía trước. Duỗi thẳng chân.

Hình ảnh

4. Thân người nằm thẳng, lướt nhẹ nhàng trên mặt nước.

Hình ảnh

VI. Tập đứng lên:
- Khi đang lướt nước, muốn đứng lại.
- Bạn hãy co 2 chân về phía trước ngực. Kéo 2 tay về phía sau. Quạt nước từ trước ra sau bằng cả hai tay.
- Sau đó lấy thăng bằng, đứng thẳng lên (thật dễ dàng).

Hình ảnh

Sưu tầm
Hình đại diện của thành viên
tranchau
Administrateur du site
 
Bài viết: 8068
Ngày tham gia: 10 Tháng 5 2010

Học Bơi Lội

Gửi bàigửi bởi tranchau

Học bơi ếch thế nào?
- cách phối hợp chân tay sao cho hiệu quả trong bơi ếch

Vòng lặp gồm hai thành phần:..

- TẠO LỰC CHUYỂN ĐỘNG + PHỤC HỒI TƯ THẾ



Tạo lực chuyển động gồm:

- Quạt nước bằng tay: Hai tay duỗi thẳng trước mặt. Úp hai lòng bàn tay vào nhau, sau đó xoay cổ tay để hai mu bàn tay áp sát vào nhau, lòng bàn tay khum như chiếc thìa, đầu mũi tay hơi hướng về phía sau. Hơi gồng hai cánh tay quạt nước vòng cung ra sau, hướng quạt hơi xiên xuống phía dưới để người bơi về phía trước và đầu vươn nổi lên mặt nước để há miệng thở vào. Quạt nước kết thúc khi hai bàn tay chuyển xuống vị trí ép sát ngang sườn;

- Đạp hai chân đẩy nước: Hai bàn chân co lại ở vị trí sát mông (do gập hai khớp đầu gối lại, hai cẳng chân vẫn áp sát nhau), tiếp đó, giữ hai gót chân sát nhau, xoay mũi bàn chân ra phía ngoài, đồng thời dang hai đầu gối ra rộng bằng vai rồi đạp mạnh chân đẩy nước ra sau để người tiến lên. Hai bàn chân lúc cuối vuốt mạnh nước trước khi khép sát vào nhau. Đạp chân có nhiệm vụ đẩy người tiến lên và giữ cho thân người nổi là là mặt nước. Chú ý: Không nên co hai chân bằng cách gấp khớp hông. Nếu làm như thế lực cản của nước sẽ rất lớn (Xem hình vẽ dưới).

Hình ảnh

Hình bên trái - Co chân nơi khớp gối, lực cản nhỏ (chảy trượt)
Hình bên phải - Co chân nơi khớp hông, lực cản lớn (chảy rối)
Ảnh sưu tầmtừ Internet



Phần Phục hồi Tư thế gồm:

- Đưa tay hai tay về vị trí cũ (trước mặt) để chuẩn bị quạt nước ở vòng bơi sau;

- Co đầu gối để hai bàn chân từ vị trí duỗi thẳng chuyển về vị trí cũ (sát mông) chuẩn bị cho việc đạp chân đẩy nước ở vòng bơi sau.

Trong Phần Tạo lực Tiến lên, tay và chân chuyển động từ trước ra sau, còn trong phần Phục hồi Tư thế, tay và chân chuyển động từ sau ra trước. Do bất cứ chuyển động nào trong nước cũng tạo ra lực, nên nếu muốn bơi về phía trước, lực sinh ra do phần Tạo lực Tiến lên phải lớn hơn lực ngược chiều sinh ra khi Phục hồi Tư thế và lớn hơn lực cản của nước. Những người thắc mắc rằng vùng vẫy cật lực mà vẫn không tiến được chút nào là do các lực ngược chiều nhau, không lớn hơn nhau bao nhiều triệt tiêu nhau và bằng không. Như vậy, muốn bơi nhanh mà không mệt, phải dùng trí khôn để lực do phần Tạo lực Tiến lên sinh ra lớn hơn nhiều so với tổng lực cản của nước và lực ngược chiều của phần Phục hồi Tư thế.

LỰC của TẠO LỰC CHUYỂN ĐỘNG – (LỰC của PHỤC HỒI TƯ THẾ + LỰC CẢN CỦA NƯỚC) >>> 0

Để làm được điều đó, hãy bơi ếch theo các bước sau đây:

1. Khi dùng hai tay quạt nước để bơi về phía trước và để đầu nổi lên mặt nước (Tạo lực chuyển động), hai chân phải duỗi thẳng, khép sát vào nhau để lực cản nhỏ nhất. Tay quạt nước phải dứt khoát, đủ mạnh và hơi xiên xuống dưới để người bơi về phía trước và đầu nổi lên. Giai đoạn quạt nước kết thúc khi hai bàn tay chuyển tới vị trí phía trên ngang hông. Chú ý: Nếu quạt nước ngang, đầu không thể nổi được. Khi quạt nước xiên xuống, người bơi phải có ý thức vươn người, vươn cổ lên khỏi mặt nước để thở vào bằng miệng. Để tăng lực quạt nước, người ta chế tạo cả những thiết bị luyện tập như chiếc găng tay dưới đây:

Hình ảnh
Găng tay có màng như chân vịt để tăng sức kéo nước - Ảnh sưu tầm từ Internet

2. Tiếp đó chuyển hai bàn tay lên ngang cằm, hai lòng bàn tay úp vào nhau, đồng thời gập hai đầu gối để hai gót hai chân sát mông (Phục hồi Tư thế). Mọi động tác trong giai đoạn này cần được thực hiện nhẹ nhàng, uyển chuyển để không tạo ra lực cản;

3. Tiếp đó, đạp chân ra sau (Tạo lực chuyển động - Tiến lên), và hai tay lao ra phía trước mặt, toàn thân tạo thành một đường thẳng, giốn g như mũi tên để người lướt đi. Giữ người trong tư thế này một lúc. Khi cảm thấy tốc độ bơi chậm lại mới thực hiện Bước 1 - Quạt tay kéo nước xiên xuống ra phía sau. Mọi động tác trong Bước 3 phải được thực hiện nhanh mạnh dứt khoát. Trong bơi ếch, lực đạp chân quyết định tốc độ bơi và chiều dài đoạn bơi trong một nhịp bơi.

Hãy học và làm đúng các bước nói trên, mọi vấn đề sẽ được giải quyết. Xem thêm bài "Thế nào là Đập - Cào - Quạt (Đẩy) nước?" để thực hiện các động tác kỹ thuật hiệu quả hơn.
Hình đại diện của thành viên
tranchau
Administrateur du site
 
Bài viết: 8068
Ngày tham gia: 10 Tháng 5 2010

Re: Học Bơi Lội

Gửi bàigửi bởi tranchau

Đạp nước (1) - Treading Water (1)

Trong bơi lội, thở và đạp nước để nổi là hai động tác kỹ thuật cơ bản cực kỳ quan trọng. Không biết cách thở dưới nước, không biết cách thả nổi, không thể học bơi. Thế nên, việc đầu tiên trong học bơi là phải học thở, học thả nổi, chứ không phải học các động tác bơi ếch, bơi sải, bơi bướm.

Kỹ thuật thở khi bơi có thể tập với chậu nước ngay trên cạn. Kỹ thuật thả nổi cũng có thể học ngay trên cạn nhờ thơ "Bút Tao". Và kỹ thuật đạp nước cũng có thể học được trên cạn. Với tác dụng của lực đẩy Archimedes, thân người càng chìm sâu trong nước, thì phần trọng lượng mất đi càng lớn, lúc đó việc đạp chân, khua tay để đầu nhô khỏi mặt nước chỉ là chuyện nhỏ



Nguyên tắc đạp nước để nổi là khi đạp chân xuống dưới, lực tác dụng vào nước phải mạnh để người nổi lên, còn khi rút chân lên, động tác phải nhẹ nhàng để không tạo ra phản lực kéo thân người chìm xuống. Có thể đạp hai chân đồng thời kiểu ếch, hoặc có thể đạp so le, chân lên chân xuống .

Nên nhớ, khi ngay ở trên cạn chưa hiểu bản chất các động tác kỹ thuật bơi lội, khi chưa biết nên điều khiển chân tay thế nào, đừng mong gì xuống nước có thể tồn tại để bơi lội.

Đạp nước (2) - Treading water (2)

Kiểu đạp nước trong Video Clip này là kiểu đạp nước giống cách người ta đánh trứng. Người và hai chân giữ ở tư thế như ngồi trên ghế. Khi đạp xuống, cả cẳng chân và đùi gần như vung nằm ngang, đè nước ấn nước xuống, còn khi thu chân, cẳng chân và đùi ở tư thế thẳng đứng. Hai chân đạp so le, tạo thành hai vòng tròn. Chân này ấn xuống thì chân kia thu về. Đạp càng nhanh, càng mạnh, thân người nổi lên khỏi mặt nước càng cao.



Đạp nước (3) - Treading water (3)



Bơi phải xuống nước, nhưng học bơi không nhất thiết phải xuống nước. Có rất nhiều điều liên quan đến bơi lội có thể học ngay trên cạn. Bài tập đạp chân trong bơi trườn sấp - bơi sải (Crawl Stroke) trong Video Clip trên là một ví dụ.

Cách đạp chân đúng nhất là chuyển động nơi khớp hông để toàn bộ hai chân dao động trong nước như cách người ta vút roi trong gió. Không nên đạp nước lên xuống quá nhiều vì như thế sẽ tạo ra dòng chảy không thuận lợi . Lực đạp chân chỉ cần đủ lớn để giữ cho thân người nằm ngang trên mặt nước. Nếu dùng khớp đầu gối là trục chuyển động, khó có thể điều chỉnh độ rộng của hai cẳng chân khi lên xuống, khó có thể tạo dòng chảy thuận lợi.

Đạp nước (4) - Treading water (4)



Làm thế nào đạp nước Kiểu Đánh Trứng

Đây là phương pháp đạp nước được các vận động viên bóng nước áp dụng, nó cho phép người ta giữ được phần cơ thể của mình nhô khỏi mặt nước nhiều hơn bất kỳ phương pháp nào khác.

Các bước

1 – Hãy xuống bể và giữ cho người đứng thẳng trong nước.
2 - Bắt đầu đạp chân kiểu ếch (frog style) để nổi người, nhưng mỗi lần chỉ đạp một bên chân.
3 – Cùng lúc đó, giữ cho hai tay giang rộng phía trước, ngang vai và chuyển động tới lui để giữ người cân bằng và giúp nổi người.
4 – Giang rộng đùi thoải mái như có thể (giống như là bửa ra, tách ra) và đạp mỗi đùi vòng tròn thế nào đó, nâng mỗi đùi nhanh, dứt khoát và sau đó ép sát vào bắp chân kéo theo nước phía dưới cơ thể bạn.
5 – Có thể mất một khoảng thời gian nào đó để học cách giữ hông bạn ổn định khi đạp nước, hãy tập trung làm điều này hoặc để ai đó giữ hông của bạn ở yên.

Mách nước


Việc để hông của bạn nằm lùi ra sau so với vai sẽ giúp tập dễ hơn.

Cảnh báo

Khi bạn mới tập đạp nước, có thể sẽ mệt, nhưng sau khi tập vài ngày bạn sẽ quen và việc đạp nước sẽ hiệu quả hơn. Nếu bạn mới học, đừng cố thử ở nơi nước rất sâu quá lâu!
Hình đại diện của thành viên
tranchau
Administrateur du site
 
Bài viết: 8068
Ngày tham gia: 10 Tháng 5 2010

Học Bơi Lội

Gửi bàigửi bởi tranchau

Hình đại diện của thành viên
tranchau
Administrateur du site
 
Bài viết: 8068
Ngày tham gia: 10 Tháng 5 2010

Không có tay vẫn sống và bơi giỏi

Gửi bàigửi bởi tranchau

Không có tay vẫn sống và bơi giỏi

Tại sao bạn có đủ chân tay mà học mãi không biết bơi? Hãy xem cô gái Ira Kaplan này bơi nhé. Mất cả hai tay từ nhỏ vậy mà làm việc gì cũng giỏi, cũng khéo. Từ đánh răng, chải đầu, gắp thức ăn cho đến viết bài, bơi lội,... tất cả chỉ bằng chân. Clip này giúp bạn học được nhiều điều. Nếu bạn nào gặp khó khăn trong việc vươn đầu lên mặt nước để thở, hãy xem cô bé làm thế nào nhé...



Ira Kaplan bơi bằng chân, đạp nước theo kiểu bơi sải, người và đầu úp sấp xuống mặt nước, mũi thở ra từ từ. Khi muốn thở vào, em nghiêng người sang bên, lật mặt ngửa cho miệng nhô lên khỏi mặt nước và há miệng thở vào. Cực kỳ đơn giản. Đâu cần dùng hai tay quạt nước loạn xạ như nhiều người.

Học và làm được như Ira Kaplan không khó. Trước hết học thở với chậu nước cho quen, rồi học thả nổi, tiếp đó là học đập chân bơi sải, rồi tập nghiêng mặt để thở là xong.

Không tay và không bao giờ biết sợ hãi trước một thử thách của cuộc sống, đó là những ấn tượng sâu đậm nhất về cô bé 10 tuổi Ira Kaplan!

Một số thông tin về Ira Kaplan:

Được nhận nuôi từ Siberia, Ira đã lớn lên tại bang Washington (Mỹ) và trở thành một cô gái mạnh mẽ và hoàn toàn tự chủ được cuộc sống của mình mặc dù dị tật bẩm sinh đã làm mất đi 2 cánh tay! Thậm chí, Ira còn trở thành một vận động viên bơi lội cừ khôi và mơ ước có tên trong đội tuyển thi đấu Paralymic Games của nước Mỹ vào năm 2012.

Ira bắt đầu tập bơi từ năm lên 5 và đến hiện tại, thành tích bơi của cô bé đã đạt tới 20 vòng chuẩn với sức mạnh chủ yếu từ đôi chân và ý chí thể thao kiên cường! Trong cuộc sống hàng ngày, Ira cũng chứng tỏ mình hoàn toàn có khả năng như người bình thường với việc tắm gội và chải tóc rất dễ dàng.

Ngoài mơ ước trở thành một vận động viên bơi lội chuyên nghiệp, Ira còn mong muốn trở thành một luật sư. Cô bé rất ham đọc sách và khả năng viết lách của em cũng được cho là rất tốt!

ST
Hình đại diện của thành viên
tranchau
Administrateur du site
 
Bài viết: 8068
Ngày tham gia: 10 Tháng 5 2010

Xuống nước bạn nổi hay chìm?

Gửi bàigửi bởi tranchau

Xuống nước bạn nổi hay chìm?

Những ai mới học bơi nên xem kỹ Video Clip này và cố gắng làm theo. Đơn giản là tìm một chỗ nước không sâu, ngập chỉ tới ngang hông hoặc ngang ngực. Thở sâu vào bằng miệng, nín thở, rồi "nhún chân, chùng gối, hạ đầu" từ từ chìm và trong nước, hoặc có thể lật người nhanh nằm úp sấp xuống nước như trong Clip. Tiếp đó co hai chân và ép đùi vào ngực. Dùng hai tay ôm vòng chân như kiểu ngồi bó gối. Ở tư thế này, nếu bạn vẫn nín thở, nước sẽ đẩy cơ thể nằm úp xuống, với phần lưng nổi trên mặt nước. Nếu vẫn nín thở, bạn tiếp tục nổi bập bềnh ở tư thế đó một lúc, còn nếu bạn thở ra, người bạn sẽ từ từ chìm xuống.



Người mới tập bơi nên xem kỹ Clip này và khi xuống nước cũng nên tập bài tập này thật lâu để tạo cảm giác tự tin trong nước. Nhớ chọn chỗ nước nông, để dễ dàng đứng lên. Mang kính bơi và nút tai bạn nhé.

ST
Hình đại diện của thành viên
tranchau
Administrateur du site
 
Bài viết: 8068
Ngày tham gia: 10 Tháng 5 2010

Cuống thì chết là chắc!

Gửi bàigửi bởi tranchau

Cuống thì chết là chắc!


Video Clip sưu tầm từ YouTube



Người không biết bơi nghĩ rơi xuống nước sẽ bị chìm xuống đáy sâu, và thế là khi lâm sự, họ cuống cuồng khua đạp với hy vọng trở lại mặt nước để sống sót. Nhưng, càng cuống, càng khua đạp loạn xạ thì càng nhanh sặc, nhanh chết đuối. Đó là vì, khi khua đạp hoảng loạn như vậy, người ta phải tiêu hao nhiều năng lượng hơn, cần nhiều oxy hơn, phải thở nhiều hơn, hậu quả là nhanh sặc nước, nhanh chết đuối. Lẽ ra, nếu bình tĩnh để thả nổi như thì lại có thể nổi rất lâu trên mặt nước.

Nổi như vậy tưởng khó mà chẳng có. Với những gì tạo hoá đã ban tặng, ai cũng có thể thực hiện việc này, chứ không phải chỉ vận động viên bơi lội mới làm được

ST
Hình đại diện của thành viên
tranchau
Administrateur du site
 
Bài viết: 8068
Ngày tham gia: 10 Tháng 5 2010


Quay về Tài Liệu (sưu tầm trên mạng)

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.2 khách.


cron
free counters F9: Đổi kiểu gõ | F12: Tắt mở bộ gõ
Tắt  Tự động  Telex  VNI  VIQR