Bồn bồn

Bồn bồn

Gửi bàigửi bởi tranchau

Bồn bồn



Ở quê, hầu hết các món nấu ngọt với nước cốt dừa đều gọi chung theo cách nấu: canh dừa. Nói đến món ngọt, thường dễ ngán, nhưng có những khi bỗng thấy thèm làm sao vị ngọt béo của các món canh dừa dân dã. Phổ biến nhất là bí rợ nấu dừa, chuối chín, khoai... Còn có một món hơi lạ miệng, tưởng chừng như chỉ ngon khi nhận dưa, đó là bồn bồn, nhưng bồn bồn tươi nấu dừa cũng rất ngon.

Hình ảnh


Cà Mau là xứ nổi tiếng với món mắm ba khía, dưa bồn bồn. Trước đây, chỉ toàn bồn bồn mọc tự nhiên, có sẵn trên các đồng, bãi, cù lao... Hiện nay, bồn bồn tự nhiên ngày càng khan hiếm, cạn kiệt nên ở các huyện xuất hiện thêm nghề mới: trồng cấy bồn bồn. Số bồn bồn thu được không chỉ để làm dưa mà còn để bán tươi. Bồn bồn tươi dùng trong các món lẩu, trộn gỏi, xào tép... còn nếu đem nấu dừa ăn với cá kho tiêu cũng rất bắt.


Chọn lấy phần non trắng, cắt riêng gốc, ngọn. Phần ngọn nếu củ hủ lớn thì chẻ làm đôi. Vắt nước cốt dừa để riêng, lấy nước hai bắc lên bếp nấu trước, đợi nước sôi bỏ phần bồn bồn vào. Nêm nếm vào ít đường, chút muối cho món ăn đậm đà, chừng nào bồn bồn chín hẳn, gần nhắc nồi xuống rồi hãy chế nước cốt vào. Bồn bồn tươi nấu dừa ăn lạ miệng, vừa dai dai, có vị ngọt riêng của bồn bồn còn tươi non, vừa có vị béo ngọt của nước cốt dừa, đường. Vì đây là món ngọt nên để cân đối, nhất thiết phải ăn với món mặn mới ngon, ngon nhất là cá sặt kho tiêu.

Hình ảnh


Dưa bồn bồn là một món dưa muối được làm từ phần gốc non của cây bồn bồn ủ trong nước gạo pha muối. Đây là một trong những món ăn đặc trưng của vùng Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau. Khi ăn, dưa bồn bồn thường được chấm nước tương, nước cá kho, thịt kho. Dưa bồn bồn còn được xào cùng tép, thịt, cá, hoặc dùng để nấu canh chua với các loại cá như cá ngác, cá rô, cá bông lau, cá ba sa, cá dứa.

Sưu tầm
Hình đại diện của thành viên
tranchau
Administrateur du site
 
Bài viết: 8068
Ngày tham gia: 10 Tháng 5 2010

Bồn bồn

Gửi bàigửi bởi tranchau

Tham khảo thêm về Bồn bồn

Cỏ Nến

Hình ảnh


Cỏ nến mọc hoang ở khắp các đồng lầy (người miền Nam gọi là “Bồn bồn”), Cỏ nến còn có tên khác như “Hương bồ thảo”, “Thủy hương”, tên khoa học Typha orientalis G.A. Stuart., thuộc họ Hương bồ (TYPHACEAE).

Cỏ nến hơi giống cây Cói (cây Lác), lá dài và hẹp, hoa đơn tính cùng gốc (bông đực ở trên, bông cái ở dưới), cụm hoa nhìn giống như cây nến, quả hình thoi. Đông y thường dùng phấn hoa, ngoài ra còn dùng lá, hoa và mầm rễ để làm thuốc. “Bồ hoàng” - vị thuốc thông dụng nhất từ cây Cỏ nến là phấn hoa lấy từ hoa đực.

*******


Hình ảnh
Hình đại diện của thành viên
tranchau
Administrateur du site
 
Bài viết: 8068
Ngày tham gia: 10 Tháng 5 2010


Quay về Hương Vị Quê Nhà

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.4 khách.


cron
free counters F9: Đổi kiểu gõ | F12: Tắt mở bộ gõ
Tắt  Tự động  Telex  VNI  VIQR