Món ăn quê hương làm nao lòng những kẻ đi xa

Món ăn quê hương làm nao lòng những kẻ đi xa

Gửi bàigửi bởi tranchau

Món ăn quê hương làm nao lòng những kẻ đi xa

Không phải những món cao lương mỹ vị, chỉ là món ăn quê dân dã, giản dị đặc trưng mỗi vùng miền mà làm cho bao người con xa quê đau đáu nhớ về quê nhà.

Chàng kỹ sư nọ ở mấy chục năm bên Pháp nay về thăm quê Mỹ Tho, khi cùng người thân đi dạo phố, hồn nhiên như ngày nào thơ bé chàng xà lại gánh chuối nướng chan nước cốt dừa mua ngay hai bịch và mua thêm mấy trái bắp nướng thoa mỡ hành nóng hổi.

Hình ảnh


Vào nhà hàng, ai uống rượu bia thì uống, chàng bảo cháu gọi cho mình ly nước mía... Một ông Việt kiều Nhật, chuyên gia của hãng Sony thì bảo "tôi nhớ lắm món bún mắm, canh chua tép mẹ nấu hồi nhỏ" .

Cậu em kia đi định cư ở Mỹ từ năm lên 14. Sau 20 năm trở về thăm quê, vào dịp Tết Nguyên đán Kỷ Sửu, đến nhà anh chị, câu đầu tiên cậu nói “Chị chỉ cho em xin miếng mít ướt, sau đó quí nhất là hột mít lùi tro. Em thèm lắm”.

Hình ảnh


Nghe rất lạ tai, ngay chính những người thân ở Việt Nam, nhưng đó là "nhu cầu" có thật đối với nhiều Việt kiều và cả những du khách quốc tế đến Việt Nam, họ rất muốn thưởng thức một món gì đó rất lạ, biểu trưng cho một vùng địa lý mà họ ngang qua.

Sự thành đạt của những quán Ngon, Tib hay buffet gánh nơi KS. Hương Sen, buffet đồng quê resort Văn Thánh hay Thanh Đa, Bình Quới là cũng nhờ biết dựa vào việc đáp ứng nhu cầu này. Nhưng thật ra là vẫn chưa đạt, vì những nơi đó, chưa chịu khó sưu tầm để thực hiện những món chân quê, có thể nói là “hổng giống ai” đối với thời hiện đại hóa.

Tỉ như món hột mít lùi tro vậy. Ăn mít xong, gom hột lại đem lùi vào tro bếp độ 7 ngày, khi hột mít chuyển mình sắp nẩy mầm thì lấy ra nướng lửa than, vừa thơm, vừa ngọt, vừa bùi.

Cũng hột mít nhưng với tuổi thơ ven giòng Châu Giang - An Giang lại nhớ món bánh sapanat. Cô Mery Ngọc, Việt kiều Úc mới về đến nhà, đã xin được cùng chị làm và ăn lại bánh sapanat, một loại bánh chân quê của người Chăm cũng làm từ bột hột mít, thịt tẩm và đặc biệt, nước dừa phải thắng tới độ “mẹ bồng con”. Tức thắng đến khi nước dừa vừa đóng váng dầu trên mặt.

Nghe có vẻ kỳ cục, nhưng sĩ tử và nông dân Huế lại rất nhớ mùi vị của cơm bới mo cau. Đi học, đi cày, đi buôn đều đem theo mo cơm bới, cơm gạo đỏ nhồi trong mo cau, ăn với muối mè có một mùi thơm rất lạ.

Hình ảnh


Người Quảng Ngãi thì nhớ món Don, một loại như hến, nhỏ li ti, nước luộc Don đựng trong ghè đất, mùa hè húp vào ngọt thanh và mát từ miệng xuống cổ.

Hình ảnh


Sưu tầm
Hình đại diện của thành viên
tranchau
Administrateur du site
 
Bài viết: 8068
Ngày tham gia: 10 Tháng 5 2010

Quay về Hương Vị Quê Nhà

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.3 khách.


cron
free counters F9: Đổi kiểu gõ | F12: Tắt mở bộ gõ
Tắt  Tự động  Telex  VNI  VIQR