"Người cho" phải cảm ơn

"Người cho" phải cảm ơn

Gửi bàigửi bởi Tóc Mây


Có câu chuyện thiền nói về thái độ của "kẻ cho" và "người nhận", trích dịch từ cuốn “Collection of Stone and Sand”, do thiền sư Muju viết bằng Nhật ngữ, Paul Reps dịch sang Anh Ngữ, câu chuyện như sau:


“Vào thời đại Kiếm Thương, trong thời gian làm trụ trì tại thiền viện Engaku thuộc tỉnh Kamakura, (một trong số những thiền viện quan trọng nhất thuộc hệ thống thiền viện của Nhật Bản, nơi có quả đại hồng chung Ôgune danh tiếng cao 2 mét rưỡi), thiền sư Seisetsu yêu cầu được cung cấp một khu vực lớn hơn, vì nơi ông đang giảng dạy có quá đông người theo học nên rất chật chội.

Một thương gia ở Edo tên là Umezu Seibei quyết định cúng dường 500 đồng tiền vàng ryo để xây trường học mới rộng rãi và tiện nghi hơn. Ông ta đem số tiền vàng tới đưa cho thiền sư Seisetsu. Thiền sư thản nhiên nói gọn lỏn:

- Được rồi, tôi sẽ nhận.

Thương gia Umezu đưa ra túi tiền vàng mà trong lòng rất lấy làm bất mãn trước thái độ của thiền sư. Ông ta nghĩ thầm:

”Chỉ với 3 đồng tiền vàng này, một người có thể sống trọn một năm, thế mà một lúc đưa ra tặng tới 500 đồng mà không nhận được một lời cảm ơn”.

Bực mình, ông ta lên tiếng nhắc:

- Trong cái túi có 500 đồng tiền vàng ryo đấy.

Thiền sư trả lời:

- Ông đã nói điều đó với tôi rồi mà.

Umezu nói:

- Dù tôi là một thương gia giầu có, nhưng 500 đồng ryo là một số tiền lớn.

Thiền sư Seisetsu hỏi:

- Thế ông muốn tôi cảm ơn ông hả?

Umezu trả lời:

- Đó là việc ông nên làm.

Thiền sư hỏi lại:

- Ủa, sao lại là tôi? Người đem cho phải cảm ơn chứ?“

***

TĐ góp ý:

Có câu:

“Kẻ “cho” “được hưởng ” nhiều hơn người nhận”.

Đúng là như vậy. Người nhận chỉ được chút vật chất. Người cho được toàn bộ niềm vui về tinh thần, được hưởng dư âm của niềm an lạc về hành động cao quý của mình.

Thế nên, như vị thiền sư đã nói, “người đem cho” phải cảm ơn “người nhận”. Đúng vậy, vì “người nhận” đã trải phước điền, là ruộng phước, để “người đem cho” trồng cây phước.

Nhưng một sự cung kính cúi đầu, một lời cảm ơn nhau cũng tạm coi như là đủ, chúng ta thử xét lại xem trong các buổi cúng dường Trai Tăng, Phật tử có cần thiết phải xì xụp lạy Tăng Ni như đám vua quan cung nữ thái giám lễ lạy nhau trong thời buổi phong kiến lạc hậu khi xưa chăng?


Tác giả: Tuệ Đăng
Hình ảnh
Hình đại diện của thành viên
Tóc Mây
 
Bài viết: 245
Ngày tham gia: 20 Tháng 4 2013

Quay về Bài Học Cuộc Sống

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.6 khách.


cron
free counters F9: Đổi kiểu gõ | F12: Tắt mở bộ gõ
Tắt  Tự động  Telex  VNI  VIQR