Sự Tích Hoa Nguyệt Quế

Sự Tích Hoa Nguyệt Quế

Gửi bàigửi bởi LaFee

Hình ảnh


Chuyện xảy ra bắt đầu từ lúc Apônlông bắn mũi tên cuối cùng, kết liễu đời con mãng xà Pitông. Khi đó với niềm kiêu hãnh tràn ngập của người chiến thắng, Apônlông chạy băng tới trèo lên lưng Pitông, đứng hiên ngang trên thân hình đầy vẩy cứng của nó, giơ cao cây cung bạc, hét lên những tiếng sung sướng: "Chiến thắng rồi!", "Pitông chết rồi!"... "Chiến thắng rồi!", "Pitông chết rồi!". Bỗng Apônlông nhìn thấy một chú bé, một chàng thiếu niên lưng đeo một ống tên vàng, tay cầm cung, đang từ phía trước đi tới. Chú bé, thân hình thon thả, đẹp đẽ, lại có đại cánh vàng ở sau lưng, ngước nhìn Apônlông với vẻ mặt điềm tĩnh dường như không thán phục khiến cho Apônlông cảm thấy bị xúc phạm. Apônlông mỉm cười, hỏi chú bé với một giọng coi thường:
-Này chú bé kia! Mi mà biết bắn cung cơ à? Thế mà phải đợi đến ngày hôm nay con mãng xà Pitông mới chết thì ta chẳng hiểu mi cầm cung và đeo ống tên để làm gì?. Thôi tốt hơn hết là đưa cho ta ống tên vàng ấy để ta lập những chiến công vinh quang hơn nữa. Ống tên trong tay mi thật vô dụng. Chú bé vô cùng tức giận, đáp lại lời Apônlông:
-Hỡi thần Apônlông vĩ đại! Xin chớ coi thường những mũi tên của ta. Ta sẽ bắn trúng nhà ngươi cho mà xem! Dù nhà ngươi có tài giỏi đến đâu chăng nữa cũng không sao tránh khỏi mũi tên vàng của ta. Nói xong, chú bé vỗ cánh bay vụt đi để mặc Apônlông đứng lại với niềm kiêu hãnh của kẻ chiến thắng. Chú bé đó là ai mà lại coi thường Apônlông như thế? Đó là thần Tình yêu Erôt

Hình ảnh


-Erôt mà Apônlông không biết. Erôt bay lên đỉnh núi Parnax cao, chọn một nơi đứng để có thể bao quát được bốn phương. Chàng lấy từ sau lưng ra một mũi tên "mũi tên khơi dậy tình yêu" lắp vào cây cung và bắn đi. Chàng truyền cho mũi tên của mình, mũi tên vô hình đối với những người bị bắn, bay đến xuyên thấu vào trái tim Apônlông. Và Apônlông đã bị trúng tên mà vẫn không hay, không biết. Chưa hết, Erôt lại lấy từ sau lưng ra một mũi tên khác, "mũi tên giết chết tình yêu" bắn đi. Lần này bắn về một hướng khác. Chàng truyền cho mũi tên của mình bay đến xuyên thấu vào trái tim tiên nữ Đaphnê, con gái của vị thần Sông Pênê (Pénée). Và nỗi bất hạnh bắt nguồn từ hai mũi tên vô hình đó của Erôt. Chuyện xảy ra sau khi Apônlông giết được con mãng xà Pitông sau thời gian không rõ bao lâu. Chỉ biết một buổi sớm kia như thường lệ, Apônlông với cây cung bạc vào rừng săn bắn. Đây là khu rừng thuộc đất Texxali (Thessalie) dưới quyền cai quản của vị thần Sông Pênê. Các tiên nữ Nanhphơ con của Pênê, thường vào rừng vui chơi, săn bắt thú vật. Apônlông trông thấy Đaphnê khi nàng đang hái hoa. Quả là một tiên nữ xinh đẹp, một vẻ đẹp tự nhiên, hiền hòa như những bông hoa rừng nàng đang hái. Từ trái tim của vị thần ánh sáng có bộ tóc vàng dâng lên một niềm xúc động và khát khao được bày tỏ tình cảm với tiên nữ Nanhphơ Đaphnê. Apônlông tiến đến gần nàng.
Một tiếng động nhẹ do bước chân của Apônlông giẫm trên thảm lá rừng khiến Đaphnê giật mình, quay lại. Vừa trông thấy Apônlông là nàng vứt vội bó hoa xuống đất, cắm đầu chạy, chạy miết như bị ai đang duổi. Mũi tên vô hình của chú bé Êrôt đã giết chết những xúc động và thèm khát ái ân trong trái tim Đaphnê. Apônlông chạy theo nàng. Vừa chạy chàng vừa gọi:
-Hỡi tiên nữ xinh đẹp! Hãy dừng lại, dừng lại! Đừng sợ! Ta không phải là một tên chăn chiên thô bạo hay là kẻ thù của nàng đâu! Càng gọi Đaphnê càng chạy. Apônlông càng ra sức đuổi theo và ra sức kêu gọi:
-Đừng chạy! Đừng chạy nữa! Ta là Apônlông, người con trai vinh quang của thần Dớt đây! Ta yêu nàng! Ta yêu nàng! Đứng lại! Đừng chạy nữa! Nhưng Đaphnê vẫn cứ chạy. Và Apônlông lại ra sức đuổi theo. Apônlông đuổi với sức mạnh của trái tim nồng nhiệt. Còn Đaphnê chạy với nỗi sợ hãi của một trái tim đã tắt ngấm mất ngọn lửa khát khao nóng bỏng của hạnh phúc lứa đại. Apônlông đuổi ngày càng gần Đaphnê. Nàng có cảm giác như nghe thấy tiếng thở hổn hển của Apônlông ở sau lưng mình và hơi thở ấy hình như đã phả vào gáy nàng và lướt qua má nàng. Nhưng đây rồi trước mặt nàng là con sông của vua cha.

Hình ảnh


Nàng vội kêu lên:
-Cha ơi! Cha ơi! Cứu con với, cứu con với! Mau lên, mau lên! Không có con bị bắt bây giờ! Nàng vừa nói dứt lời bỗng nhiên rùng mình một cái, đại chân mềm mại bỗng cứng đờ ra, cả hai tay vừa giơ ra chới với cầu xin cha cũng cứng ngắc. Toàn thân nàng biến thành một thân cây, chân như cắm sâu xuống đất và các ngón chân vươn dài ra thành những rễ lớn rễ nhỏ. Mái tóc đẹp đẽ của nàng biến thành những lá cây. Apônlông chạy đến nơi thì nàng trinh nữ xinh đẹp Đaphnê đã biến thành một cây nguyệt quế xanh tươi, tự nhiên như đã mọc lên từ ngàn xưa và từ ngàn xưa vốn tự nhiên và xanh tươi như vậy. Apônlông đứng sững sờ ngơ ngác trước sự biến hóa quá nhanh. Chàng đứng hồi lâu rồi đưa tay vuốt ve trên cành lá của nó, buồn rầu nói với nó những lời từ biệt chân thành:
-Hỡi người thiếu nữ xinh đẹp nhất trong đám tiên nữ Nanhphơ. Ta có ngờ đâu tình yêu chân thành và nồng thắm của ta lại gây ra nông nỗi oan trái này. Vì ta mà nàng đã mất đi cuộc sống của một tiên nữ vô vàn hạnh phúc. Thôi được, từ nay trở đi nàng sẽ là người bạn đường thân thiết của thần Apônlông này. Từ nay trở đi chỉ những ai chiến thắng trong các cuộc tranh tài đua sức ở các ngày hội thì mới được đội vòng lá nguyệt quế lên đầu. Apônlông và cây nguyệt quế là vinh quang của chiến thắng, chỉ giành cho chiến thắng. Ta chúc em mãi mãi xanh tươi.
Cây nguyệt quế run lên xào xạc. Chỉ có thần Apônlông mới hiểu được tiếng nói của nó.

Hình ảnh


< from the web >
Hình đại diện của thành viên
LaFee
 
Bài viết: 286
Ngày tham gia: 26 Tháng 6 2010

Re: Sự Tích Hoa Nguyệt Quế

Gửi bàigửi bởi tranchau

Sáng nay , chị thấy hoa nở muôn sắc và tỏa mùi hương khắp nhà ...Biết ngay là em đến tặng hoa

Chị vội làm ngay list để em kiểm lại :)

viewtopic.php?f=34&t=1290&p=2091#p2091

Merci em nhiều ...
Hình đại diện của thành viên
tranchau
Administrateur du site
 
Bài viết: 8068
Ngày tham gia: 10 Tháng 5 2010


Quay về Câu Chuyện Về Hoa

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.3 khách.


cron
free counters F9: Đổi kiểu gõ | F12: Tắt mở bộ gõ
Tắt  Tự động  Telex  VNI  VIQR