Bánh Tổ

Bánh Tổ

Gửi bàigửi bởi tranchau

Bánh Tổ miền Trung

Hình ảnh


Nguyên liệu
270g bột nếp
2 muỗng cà-phê bột năng (cho bột năng để bánh được dai dai, ăn sẽ ngon hơn)
200g đường thẻ (thích ngọt có thể cho thêm)
2 muỗng cà-phê dầu ăn
2-3 lát gừng già
400ml nước

Cách làm

Cho nước vào nồi cho đường và gừng vô nấu tan đường, tắt lửa để nước đường hơi nguội.
Vớt bỏ gừng rồi cho bột nếp, bột năng, dầu ăn và tí xíu muối vào, quậy cho bột tan đều.
Dùng rây lượt lại, rồi múc bột vào khuôn. Rắc mè rang lên mặt bánh
Đem hấp cách thủy.
Chừng 30 phút là bánh chín.
Khi bánh chín cho ra ngoài để thật nguội, dùng màng bọc thực phẩm hoặc bao ni-lông gói bánh lại, bánh để được 7-10 ngày.
Ngoài ra, bánh tổ còn có thể chiên lên ăn giống như bánh chưng hoặc bánh tét.
Chúc bạn ngon miệng !

Theo: bepgiadinh
Hình đại diện của thành viên
tranchau
Administrateur du site
 
Bài viết: 8068
Ngày tham gia: 10 Tháng 5 2010

Bánh Tổ

Gửi bàigửi bởi tranchau

Hướng dẫn làm bánh Tổ Trung Hoa

Hình ảnh


Nguyên liệu
400 g gạo nếp
130g đường nâu
210ml nước sôi
1 muỗng canh sữa tươi
Nước
Trang trí: hạt mè, bột trà xanh… ( tùy ý)

Cách làm

- Trộn đường nâu với một nước sôicho đến khi đường nâu tan hoàn toàn vào trong nước. Nhớ dùng muỗng khuấy đều hỗn hợp này. Đợi đường tan hết thì để nguội.

- Đổ bột mì vào một cái tô lớn. Đổ hỗn hợp đường vừa mới trộn và sữa tươi vào ngay phần giữa của tô bột.

Hình ảnh

- Thêm một ít nước vào để dễ trộn hơn. Dùng thìa trộn đều hỗn hợp mới này cho đến khi đều.

Hình ảnh

- Nhào phần bột vừa mới trộn lại như hình minh họa. Dùng bình xịt cho một ít bột vào rồi phun bột nếp lên bề mặt của phần bột mới làm.

Hình ảnh


- Cho hỗn hợp bột vừa nhào lên một tấm giấy nến, bỏ vào xửng và hấp trong khoảng 40-45 phút.

Hình ảnh

- Sau khi bánh chín, bạn nhẹ nhàng lật bánh ra dĩa rồi tháo phần giấy nến đi. Có thể rắc một ít vừng lên bề mặt để trang trí.

Hình ảnh

Trên đây là cách làm bánh Tổ đơn giản nhất, thay vì hương vị gạo nếp truyền thống nếu thích bạn có thể sử dụng bột trà xanh để tạo màu và tăng hương vị cho món bánh này bằng cách thêm một ít bột trà xanh vào phần bột trộn sẵn. Phần phủ lên bề mặt bánh bạn cũng có thể thay bằng đậu xanh, đậu đỏ hoặc bất kì loại đậu đỗ nào bạn thích. Lúc nướng bánh thì nhớ để ý thời gian để bánh không bị hỏng và trong quá trình làm bánh bạn cũng phải kiểm tra nguyên liệu kĩ càng, nhớ là phải dùng bột nếp để làm bánh Tổ có như vậy mới giữ được mùi vị đặc trưng của món ăn này.

Hình ảnh

Theo: wikicachlam
Hình đại diện của thành viên
tranchau
Administrateur du site
 
Bài viết: 8068
Ngày tham gia: 10 Tháng 5 2010

Bánh Tổ

Gửi bàigửi bởi tranchau

BÁNH TỔ


Bánh của người Hoa, làm bằng bột gạo ngào với nước đường vàng, rồi đem hấp chín, lúc ăn thì cắt miếng mỏng rồi chiên dầu, chiên xong bánh vừa dẻo vừa giòn mặt, ăn rất ngon!
1. Thành phần nguyên liệu đầu tiên để làm bánh tổ là bột nếp sống. Nếp hột được vo sạch, phơi trải cho khô ráo rồi xay hoặc giã cho thành bột thật mịn. Gọi là bột sống để phân biệt với một loại bột nếp khác gọi là bột khảo xay ra từ nếp đã rang chín. Loại bột này thường dùng để làm vỏ bánh dẻo (bánh trung thu) bánh bao chỉ hoặc vài loại bánh ngọt khác.
2. Đường để làm bánh nếu theo cách làm truyền thống là loại đường bát. Ở vùng Quảng Ngãi, Quảng Nam có một hình thức nấu đường mía theo cổ truyền là sau khi nấu đường đậm đặc người ta châm nước đường vào khuôn hình cái bát trẹt (cái chén) rồi để cho đông đặc tự nhiên, sau đó mới lóc ra, sắp từng chục cái làm một cọc, bọc rơm, xếp vào giỏ cần xé, vận chuyển đi tiêu thụ. Loại đường bát này có màu từ đen bóng đến nâu đen, vị ngọt rất gắt.
- Nếu có đường bát thì băm vụn khối đường ra, nấu cứ một bát đường + 2 bát nước cho tan là được, không cần nấu cho đặc lại, cho vào khoảng 50gr gừng lát, nấu nghe dậy mùi gừng , lược tất cả qua rây cho sạch đẹp nước đường.
- Nếu không có đường bát thì thay bằng đừng thẻ, đường tán có màu nâu vàng cũng được và nấu tan cứ 1,5kg đường + 1 lít nước + 50gr gừng giã rồi lược lại qua rây.
3. Khuôn đổ bánh: Hiện tại ở vùng Quảng Nam, đa số người làm bánh tổ chuyên nhgiệp vẫn dùng loại khuôn gọi là cái cái rọ, đan bằng nan tre vót mỏng, hình tròn có đáy, đường kính chừng18 - 20cm, thành cao chừng 4 -5cm bên trong khuôn lót một lớp lá chuối thật kín sao cho khi châm bột sệt vào không chảy ra, cắt xén vành lá dư cao hơn thành khuôn chừng vài phân và sẽ không thoa dầu mỡ gì hết. Còn hiện đại hơn thì người ta dùng khuôn kim loại có kích cỡ tương tự hoặc để làm chơi vài cái thì dùng những cái chảo nhỏ đáy phẳng hay dùng đổ món trứng oeuf sur flat cũng được và lót vào trong một tấm nylon mỏng cắt vừa vặn lòng chảo. Bánh đổ bằng khuôn kim loại có lót nylon nhìn có vẻ vệ sinh hơn nhưng lại không không có nét dân dã.
4. Khuấy bột: Nên tập làm từng ít một với phân lượng trong khoảng: 2 bột + 1 nước đường gừng. Thí dụ: 2 tô bột thì cần 1 tô nước đường. Châm bột vào nước đường từ từ, vừa châm vừa dùng đũa cả khuấy đều tay, liên tục, sao cho bột phải hoà tan thật đều vào nước đường và trở thành rất sệt. Phân lượng này chỉ tương đối vì còn tùy thụôc vào độ đặc sánh của nước đường và chất lượng bột. Đậy là khâu không thể hướng dẫn hàm thụ chính xác mà phải dựa trên kinh nghiệm làm nhiều lần để quan sát đúng độ đặc của hỗn hợp mà gia giãm bột và đường. Như vậy sau khi hấp mới cho ra bánh có độ dẻo như thế nào đó mới là ngon. Chuẩn bị riêng ít nhiều mè trắng hoặc mè vàng vo đải cho sạch, trải phơi cho ráo.
5. Hấp bánh: Nếu sản xuất nhiều người ta dùng những thùng nước lớn có thiết kế những tấm vỉ cao hơn mặt nước để hấp bánh và thùng có nắp đậy; còn như để làm vài cái trong nhà chỉ cần một cái xửng có nắp đậy kín là đủ. Châm hỗn hợp bột đường vào khuôn thành lớp dày chừng 3 - 4cm đem hấp cách thủy. Nếu chỉ vài cái thì bánh sẽ chín khoảng 30 - 40 phút sau khi nước sôi già. Nếu hấp với số lượng hàng trăm cái thời gian sẽ lâu hơn. Bánh chín sẽ đông đặc lại. Thử bánh chín hoàn toàn chưa bằng cách lấy một cái trên mặt, đâm sâu chiếc đũa vào không thấy trào bột ra là được. Bánh lấy ra khỏi nồi là nhanh tay rắc liền lên mặt bánh một lớp mỏng mè. Để bánh chổ thoáng gió hay phơi ra nắng khoảng vài giờ cho bánh se lại và nguội hẳn là có thể túm phần lá chuối dư trên mép khuôn, nhấc bánh ra khỏi khuôn, cái khuôn sọt sẽ được dùng lại. Còn dùng khuôn kim loại thì khi lấy bánh ra, tấm nylon cũng sẽ dính theo bánh, để qua vài ngày bánh khô cứng sẽ lột ra dễ dàng.
6. Vài nét đặc biệt của bánh tổ:
- Bánh sau khi hấp vài giờ cũng chưa phải là khô hẳn mà phải hai ba ngày sau, tùy thời tiết, vỏ bánh khô cứng lại, có thể lột lớp vỏ chuối ra dễ dàng bánh mới gọi là khô mặt bánh.
- Bánh phải để khoảng mươi ngày sau mới gọi là "thấm" và tăng độ thơm ngon.
- Giữ bánh chỗ sạch, thoáng mát... qua nhiều tháng mà không sợ ong kiến moi đục. Xưa kia ở nông thôn miền trung người ta cho bánh một cái giỏ và treo lo lửng lên sà nhà trong bếp chẳng hạn.
- Bánh để càng lâu càng khô cứng, khi cắt có thể phải dùng dao lớn bản để xắn chặt.
Bánh tổ - ảnh T.C
7. Chế biến bánh: Ở miền Trung VN, một trong những nét sinh hoạt gia đình vui vẻ trong tháng Giêng âm lịch là thưởng thức những món mứt bánh đã tốn công làm từ giữa tháng Chạp năm ngoái nhưng thường thì người ta gần như "quên" hẳn món bánh tổ trong ba ngày đầu xuân, chẳng ai buồn đụng đến mấy ổ bánh thô kệch này làm gì nhưng khi các thứ bánh mứt hết dần cho đến qua rằm thì trẻ con cũng như người lớn mới bắt đầu xục xạo trên nóc bàn thờ hay kẹt tủ đựng thức ăn. Tìm ra được vài ổ bánh thì mừng quá, có dộng rầm rầm hay thả lăn long lóc ổ bánh lên nền nhà cũng chẳng sao. Và thường là vào giấc xế khoảng ba bốn giờ chiều, vài lát bánh tổ được chiên hay nướng lên thơm phức và người ta sẽ vừa nhai bánh nhóp nhép vừa xoay tròn một cách bồn chồn ly chè xanh thơm ngát trong tay.
Không phải là sốt ruột chuyện gì đâu. Chỉ vì nhai nếp dẻo trong miệng thì rất khó vừa ăn vừa nói chuyện thế thôi, nhất là khi đang có chuyện cần phải cãi nhau.
Bánh tổ có thể ăn "sống" nướng hoặc chiên và có kẹp với bánh tráng nướng hoặc không.
- Ăn sống: Bánh tổ để 2 -3 ngày sau khi hấp chỉ ăn sống là đúng nhất khi bánh còn mềm dẻo đều cả trong lẫn ngoài. Khi ăn chỉ cần cắt bánh ra thành miếng mỏng. Bánh để trên một tuần là rất cứng bên ngoài, nếu muốn ăn sống thì phải gọt bỏ phần cứng bên ngoài.
- Nướng: Ngay khi bánh còn mềm vẫn có thể nướng bằng vỉ để trên lửa than riu riu rất nhỏ. Lưu ý bánh rất mau chín, nở phồng dộp và chảy dẻo.
- Chiên: Đây là cách ăn bánh tổ mà nhiều người cho là ngon nhất. Chuẩn chảo đáy phẳng, loại rộng đáy. Khi chiên bánh đừng dùng đũa nhựa mélanin mà hãy dùng đũa xẽng bằng gỗ, tre hoặc kim lọai. Cắt bánh thành lát mỏng chừng một phân. Lượng dầu vừa ngập phân nửa độ dày lát bánh là được, để lửa rất nhỏ cho dầu nóng vừa. Lưu ý bánh rất mau cháy nám khi chiên. Thả các lát bánh rời xa nhau ra trong đáy chảo vì chúng rất dễ dính chặt lại với nhau, làm cho rất khó thao tác trở mặt bánh. Bình thường thì chỉ cần chiên vàng đều hai mặt bánh là được. Còn muốn ăn dòn ít nhiều thì chiên cho màu bánh sậm đi ít nhiều và không phải bánh sẽ dòn trong khi chiên mà khi lấy ra khỏi chảo, để cho nguội bớt bánh sẽ dòn dần lên cho đến khi nguội hẳn thì sẽ rất cứng ở phần chiên có màu sậm. Đây cũng là cái "kỳ cục" của loại bánh nếp này cho nên phải ăn bánh tổ chiên khi còn nóng ấm mới nhận ra mùi thơm mía, gừng, pha lẫn cái mềm bột bên trong và cái dòn xốp bên ngoài.
- Ăn kèm bánh tráng nướng: Chuẩn bị bánh tráng gạo nướng cho vàng dòn, bẻ thành miếng nhỏ. Bánh tổ cắt mỏng, chiên hoặc nướng nhỏ lửa cho bánh mềm nhũn là lấy ra ngay, kẹp vào giữa hai miếng bánh tráng, để nguội bớt, bóp nhẹ tay cho bánh tráng bể ra và nhận sâu vào lớp bột của bánh là ăn được.


Hình ảnh
Hình đại diện của thành viên
tranchau
Administrateur du site
 
Bài viết: 8068
Ngày tham gia: 10 Tháng 5 2010


Quay về Bánh - Chè - Xôi - Thức Uống

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.1 khách.


cron
free counters F9: Đổi kiểu gõ | F12: Tắt mở bộ gõ
Tắt  Tự động  Telex  VNI  VIQR