Cách làm bánh sủi cảo (bánh chẻo) Trung Quốc: banh sui cao 饺子做法

Cách làm bánh sủi cảo (bánh chẻo) Trung Quốc: banh sui cao 饺子做法

Gửi bàigửi bởi tranchau

Cách làm bánh sủi cảo (bánh chẻo) Trung Quốc: banh sui cao 饺子做法

Hình ảnh


Hôm nay đẹp giời nên làm món bánh sủi cảo cải thiện cho hai chị em. Nhân tiện tìm được bài viết khá đầy đủ về loại bánh này từ trang vietbao.vn nên copy vô đây luôn.

“Sủi cảo (còn gọi là bánh chẻo) được coi là một phần trong nền văn hóa của Trung Quốc. Cả gia đình cùng ăn món ăn truyền thống sẽ tượng trưng cho sự đoàn tụ, mời khách ăn là tỏ ra quý trọng và nhiệt tình. Người nước ngoài sẽ bị coi là chưa từng đến Trung Quốc, nếu chưa thưởng thức món này.

Nói chung, đây là loại thức ăn vỏ bột mỳ gói nhân rồi nấu ăn. Trước kia, sủi cảo chủ yếu là món ăn trong ngày tết, nhất là trong đêm giao thừa. Dần dần nó mới trở thành món ăn thường nhật của người dân. Trong tập quán của Trung Quốc, từ quá trình làm nhân, hình dáng cho đến lúc ăn sủi cảo đều rất cầu kỳ.

Nhân sủi cảo có loại có thịt, có loại chỉ có rau, nhưng thường là thịt và rau trộn lẫn với nhau. Trong quá trình làm nhân, cầu kỳ nhất là băm thịt và rau. Cần chuẩn bị đầy đủ thịt, rau và các loại gia giảm, cho lên thớt băm. Khi băm nhân, dao và thớt chạm vào nhau phát ra tiếng rất rắn chắc, bởi vì luôn thay đổi dao to nhỏ khác nhau, khiến tiếng băm tiết tấu thay đổi lúc mạnh lúc nhẹ theo nhịp điệu, như một bản nhạc trầm bổng, truyền sang hàng xóm. Mọi người đều muốn tiếng băm của nhà mình vang vọng nhất, kéo dài nhất. Rau trộn với thịt làm nhân, trong tiếng Trung Quốc đồng âm với từ “có của”. Băm nhân tiếng to mà thời gian lại dài, có nghĩa là “lâu dài và dư thừa”. Băm nhân thời gian càng dài tức là gói sủi cảo càng nhiều, tức là cuộc sống đầm ấm, khá giả.

Sau khi làm xong nhân, gói sủi cảo theo hình thù gì cũng rất cầu kỳ. Phần lớn các khu vực đều gói hình bán nguyệt kiểu truyền thống. Gói theo hình này thì khi gói gấp đôi vỏ bánh hình tròn, dùng ngón tay cái và ngón trỏ của tay phải viền theo diềm bán nguyệt là được, phải viền cho đều gọi là “viền phúc”. Có gia đình kéo hai đầu của hình bán nguyệt nối liền với nhau như nén bạc, bầy trân nắp, tượng trưng cho tiền của để khắp mọi nơi, vàng bạc đầy nhà. Ở nông thôn, ngoài vỏ sủi cảo bà con in hình bông lúa mỳ, chẳng khác nào những bông lúa mỳ trĩu hạt, với ngụ ý là sang năm mới ngũ cốc được mùa.

Gói xong, bắt đầu nấu. Đợi khi nước trong nồi sôi, bỏ sủi cảo vào nồi có một cảm giác như bỏ những sản phẩm nghệ thuật vào nồi nước trong vắt. Sau đó, lấy vợt quấy đến đáy nồi để cho sủi cảo không bị dính nồi. Trong khi nấu, thường là phải cho thêm 3 lần nước lạnh, vì trong tiếng Trung, từ này đồng âm với “phúc đi rồi lại đến”. Khoảng 10-20 phút sau là xong.

Khi ăn sủi cảo, cũng phải biết cách ăn. Bát thứ nhất là để thờ cũng tổ tiên, tỏ lòng tôn kính cha ông quá cố. Bát thứ hai là để cúng thần thánh trong dân gian (như ông táo). Người cao tuổi trong gia đình còn lẩm nhẩm đọc những bài vè như:

Một chiếc sủi cảo hai đầu nhọn
Bỏ vào nồi thành trăm ngàn chiếc
Thìa vàng múc, bát bạc bưng
Đặt lên bàn thờ cúng tổ tiên
Thần tiên nhìn thấy cũng vui lòng
Quanh năm bốn mùa được bình an.

Bát thứ 3 cả nhà mới bắt đầu ăn. Khi ăn phải nhớ rằng, nên ăn số chẵn, không được ăn số lẻ. Có những cụ già vừa ăn vừa lẩm bẩm những câu cổ xưa: “rau nhiều, rau nhiều”…, vì từ rau trong tiếng Hán đồng âm với tài cũng tức là tiền của. Ăn xong những đĩa, bát đựng sủi cảo cả nồi nấu cũng bày sủi cảo, và nhất định để thừa lại mấy cái (với số chẵn), ngụ ý “năm nào cũng dư thừa”.

Hằng năm vào đêm giao thừa, các gia đình nhất định phải ăn sủi cảo. Bất kể là đi công tác, học tập hay làm ăn xa nhà, đều trở về đoàn tụ với gia đình. Cả gia đình quây quần gói sủi cảo, ăn sủi cảo, chung vui, đầm ấm trong bầu không khí bình an của ngày tết.

Trong cuộc sống hiện đại, văn hoá sủi cảo đã có thay đổi rất lớn. Ở thành phố, người dân rất ít khi tự làm nhân sủi cảo, thậm chí không còn tự gói sủi cảo. Mỗi khi đến ngày lễ tết, họ đến siêu thị mua, hoặc cả gia đình đến ăn ở nhà hàng. Cho dù là ở nông thôn, nơi lưu giữ tập quán ăn sủi cảo, nay cũng ngày một ít đi.

(Theo VTV)”

Cách làm bánh sủi cảo:

Làm bánh sủi cảo rất đơn giản, nếu ai đã làm bánh bao thì làm bánh sủi cao không có gì vất vả cả. Nếu bánh bao phải ủ với men nở và thời gian chờ ủ men có khi lên tới vài tiếng trước khi gói thì bánh sủi cảo chỉ cần khoảng 15′ là đã có thể bắt tay vào gói bánh, hơn nữa nhân bánh sủi cảo làm cũng đơn giản hơn nhân bánh bao.

Nguyên liệu cho khoảng 2-3 người ăn:

1. Vỏ bánh :

Bột mì 500gr + Nước 250gr (thường tỉ lệ bột nước là 2:1)

2. Nhân bánh:

Bánh sủi cảo muốn không ngấy, phần nhân bánh bao giờ cũng được làm khá kĩ lưỡng, nếu là nhân thịt thì thường kết hợp với rau củ theo tỉ lệ 1:0.5 hoặc thích ăn rau củ nhiều thì theo tỉ lệ 1:1

Nhân bánh sủi cảo người Trung Quốc thường làm là nhân cải thảo, nhân rau hẹ, nhân thịt lợn, nhân thịt bò, nhân tôm, nhân hải sản…. tùy theo khẩu vị và sở thích của mỗi người mà có thể thay đổi cho phù hợp.

Lần này mình làm nhân thịt ba chỉ 300grm, hành tây 1 củ, hành hoa bằm 3 thìa canh, 1 bát cải thảo bằm nhỏ, chút gừng tỏi

3. Gia vị các loại (muối, đường, nêm, tiêu + có thể thêm nước mắm, dầu vừng, dầu hào…)

Cách làm

Nhào bột với nước cho thật mịn, để bột nghỉ khoảng 15′

Nhân bánh trộn đều, ướp gia vị (muối, đường, mắm, tiêu, dầu hào, dầu mè nếu có…)

Chia phần bột thành từng viên bột nhỏ khoảng 10gr, cán mỏng thành vỏ bánh hình tròn. Cho nhân vào và miết kín hai mép bánh. Tùy độ khéo léo và óc tưởng tượng mà có thể nặn bánh thành các hình khác nhau.

Nếu số lượng bánh nhiều thì người TQ thường dùng một loại khuôn ép bánh, vừa thành hình hoa rất đẹp lại không mất thời gian. Nếu không có khuôn thì mọi người có thể tham khảo cách gói bánh của mẹ chồng LLing là đặt hai mép bánh kẹp giữa ngón tay trỏ và tay cái, ép chặt hai ngón tay lại, vậy là có được một chiếc bánh hình viền hoa chúm chím khá dễ thương.

Tham khảo cách gói bánh sủi cảo tại đây: https://boblan.wordpress.com/2011/04/18 ... h-sui-cao/

Bánh sủi cảo thường được hấp / luộc chín. Nếu muốn ăn canh thì nên luộc khoảng 15 phút, sau đó thả chút rau cải làn/cải chíp… và nồi nước vừa luộc xong bánh là chúng ta đã có món canh sủi cảo rất hấp dẫn. Nếu hấp bánh thì thời gian lâu hơn khoảng 25′, nếu cầu kì có thể ninh chút xương sau đó cho chút rau thơm, hành làm canh khi ăn kèm bánh. Nếu trời lạnh có thể hấp qua bánh rồi cho vào chảo dầu nóng chiên vàng ăn cùng dưa góp chua ngọt cũng rất hấp dẫn.

Lưu ý: Ăn bánh sủi cảo đúng cách người Trung Quốc là phải có nước chấm đi kèm, điều đặc biệt là nước chấm bánh sủi cảo phải là loại nước được pha từ xì dầu với giấm đen (loại giấm làm từ cao lương, lúa mạch, đỗ….) rất nổi tiếng của người TQ, là thứ nước chấm đã có lịch sử hàng trăm năm trong văn hóa ẩm thực Trung Hoa.
Hình đại diện của thành viên
tranchau
Administrateur du site
 
Bài viết: 8068
Ngày tham gia: 10 Tháng 5 2010

Quay về Bên Lề Ẩm Thực

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.4 khách.


cron
free counters F9: Đổi kiểu gõ | F12: Tắt mở bộ gõ
Tắt  Tự động  Telex  VNI  VIQR